Ram dốc là cách gọi các lối lên xuống, có độ dốc cao trong các tầng hầm trong các công trình, dự án xây dựng như chung cư, các tòa cao ốc, trung tâm thương mại,… Là một kỹ thuật xây dựng chủ yếu dành cho các phương tiện di chuyển với vị trí tương đối khó, dốc và nhiều góc khuất. Vì vậy, khi thi công ram dốc cần đảm bảo thiết kế đúng - đủ tiêu chuẩn, nhằm tận dụng được không gian tối đa và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài các tiêu chuẩn về chiều cao, chiều rộng và độ dốc, ram dốc còn quy định về độ nhám giúp tăng ma sát và độ bám, vạch kẻ giảm tốc, vạch kẻ cảnh báo hoặc phân làn cho các phương tiện.
Sơn kẻ vạch ram dốc cũng là hạng mục giao thông phổ biến thường thấy trong lĩnh vực giao thông; thường thấy trên các tuyến đường, khu dân cư hoặc bãi xe... Sơn kẻ vạch ram dốc có nhiều màu sắc đa dạng: trắng, đen, vàng, đỏ... phụ thuộc vào thiết kế sẵn có của hạng mục thi công.
Sơn kẻ vạch ram dốc không chỉ giúp bảo vệ bề mặt ram dốc hiệu quả, mà còn đảm bảo các hoạt động di chuyển của cá phương tiện diễn ra được an toàn, thuận lợi. Với độ bền cao, và nhiều tính năng bổ sung như chống trượt, phản quang... sơn kẻ vạch ram dốc thực sự là một hạng mục không thể thiếu cho ram dốc. Sơn kẻ vạch đường có nhiều loại: sơn kẻ vạch lạnh, sơn 1TP, sơn Epoxy 2TP...tuỳ theo yêu cầu chất liệu bề mặt và hạng mục công trình.
Sơn kẻ vạch ram dốc được thiết kế tối ưu về độ bền, để có thể sử dụng lâu dài và chịu được lượng phương tiện di chuyển với tần suất cao.
Sơn kẻ vạch ram dốc có màu sắc tươi sáng, thay cho các chỉ dẫn, phân làn cần thiết một cách xuyên suốt, dễ dàng nhận biết trong nhiều điều kiện khác nhau.
Sơn kẻ vạch ram dốc có khả năng chống trượt tốt, hạn chế các rủi ro về trơn trượt trên các con dốc hiệu quả.
Khi được bổ sung khả năng phản quang, kẻ vạch ram dốc tăng tính nhận diện và chú ý của người và phương tiện.
Thi công nhanh chóng, đưa vào sử dụng chỉ sau 24-48h; không gây ảnh hưởng cản trở đến các hoạt động khác.
Nhiều màu sắc để lựa chọn cho phù hợp với hạng mục sẵn có hoặc thiết kế sắp triển khai.
3.1 Chuẩn bị bề mặt
Xử lý triệt để các khiếm khuyết, vệ sinh sạch nhẵn bề mặt để việc thi công được diễn ra một cách thuận lợi.
Thiết kế rãnh ram dốc giúp chống trơn hiệu quả, việc thi công kẻ vạch theo đó cũng dễ dàng hơn.
Xác định vị trí, màu sắc các khu vực thi công bằng phấn, mực và băng dính.
3.2 Thi công:
Bước 1: Thi công lớp sơn lót để độ bám cho lớp sơn phủ nếu cần.
Bước 2: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất bằng dụng cụ thích hợp với từng loại sơn (cọ, rulo, máy phun hoặc máy nấu sơn...)
Bước 3: Thi công tiếp lớp cát thạch anh chống trượt nếu có.
Bước 4 Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện hoặc bi phản quang( nếu cần) tùy vào thuộc vào độ phủ lên bề mặt và chủng loại của sơn.
Bước 5: Kiểm tra độ dày, sửa chữa các khiếm khuyết khác nếu có trước khi hoàn thiện.
Bước 6: Tháo băng dính định vị, vệ sinh bề mặt.
*Lưu ý: Tuỳ theo diện tích, kích thước, số lượng và màu sắc vạch kẻ hoặc các lớp mà thêm bớt các bước cho phù hợp.
Sơn kẻ vạch phản quang là một yêu cầu bắt buộc đối với đường cao tốc, đường có tốc độ từ 60 km/h - 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải được sơn phản quang. Các loại đường khác căn cứ vào khả năng tài chính để quyết định có thi công hay không. Sơn kẻ vạch phản quang là sơn có tính năng phản chiếu ánh sáng từ đèn xe quay trở lại vị trí người lái trên xe..
Sơn kẻ vạch có độ bền cao hơn so với sơn thông thường, khả năng chịu mài mòn cao, chống trơn trượt tốt. Sơn kẻ vạch thường được dùng để vẽ đường chỉ dẫn, phân làn, chia khu ở các tuyến đường giao thông, bãi xe, nhà xưởng, khu dân cư… Thi công sơn kẻ vạch tiêu chuẩn giúp đảm bảo chất lượng vạch kẻ sau thời gian dài sử dụng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và quy cách; qua đó giảm thiểu rủi ro về tai nạn tăng tính an trong di chuyển của người và phương tiện.
Sơn kẻ vạch nhà xưởng đưa ra khuôn mẫu, ranh giới các khu vực để mọi người thực hành 5S; qua đó tăng tính an toàn lao động, tăng năng suất và hiệu quả công việc. Không gian làm việc cũng trở nên khoa học và trật tự; tươm tất và mang tính thẩm mỹ hơn.