Sàn tầng hầm thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ ẩm; nhiệt độ, ánh sáng môi trường và đặc biệt là sự tác động của các loại phương tiện, xe cộ cũng như hàng hoá lưu trữ. Nếu sàn tầng hầm không được bảo vệ cẩn thận, chúng sẽ xuống cấp rất nhanh chóng; và khi đó việc sửa chữa là rất khó khăn và tốn kém. Thi công sơn Epoxy cho sàn tầng hầm không phải là giải pháp duy nhất nhưng rất hiệu quả; và tối ưu nhất.
Ngoài việc đáp ứng các tính năng đảm bảo sự ổn định; an toàn cho tầng hầm thì thẩm mỹ cũng là điều luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Không những vậy, tại đây thường được trưng dụng là nơi đỗ xe của khách hàng; đối tác hay chính những con người làm việc tại nơi đây; yếu tố tâm lý cũng là lý do để chọn giải pháp này.
Với các ưu điểm vượt trội, sơn Epoxy không chỉ giúp bảo vệ bề mặt sàn mà còn tăng tính thẩm mỹ cho không gian công trình:
Có rất nhiều phương pháp khác nhau của sơn epoxy dành cho tầng hầm như: sơn epoxy hệ lăn 3 lớp; sơn epoxy hệ đổ tự san phẳng...
Điều này sẽ ảnh hưởng tùy theo các tiêu chí và yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra. Và các bước công đoạn ở đây là sơ lược về quy trình này.
Quy trình sơn epoxy hệ lăn cho sàn tầng hầm.
Xử lý bề mặt sàn.
Công đoạn này là nền móng cho sự bền vững và ổn định của sơn; đánh giá tay nghề của đơn vị thực hiện. Sẽ bao gồm các công đoạn sau:
– Mài sàn bê tông bằng máy mài 3 pha công nghiệp: tạo độ nhám; loại bỏ vết bẩn; tạo mặt phẳng tương đối cho sàn bê tông tầng hầm.
– Xử lý độ ẩm: Sử dụng các kĩ thuật truyền thống; hoặc các hóa chất chuyên dụng khắc phục triệt để.
– Vệ sinh bề mặt: Sử dụng máy hút bụi, khăn lau…. Đảm bảo khả năng làm bề mặt được sạch đến mức tối đa; hạn chế lượng bụi bẩn còn sót lại (ảnh hưởng rất nhiều
đến thẩm mỹ; độ bám của sơn).
Trám trét bề mặt.
– Không phải sàn tầng hầm nào cũng đạt được đổ phẳng tuyệt đối. Với những khu vực có gợn sóng nhiều; lỗ kim li ti thì phải thực hiện trám trét bằng vữa putty hoặc vữa epoxy
2 thành phần. Sau đó tiến hành xả nhám sơ qua để tạo độ bám và thực hiện làm sạch khu vực mới trám trét.
Thi công sơn lót epoxy cho sàn bê tông
– Sơn lót epoxy giúp tăng cứng bề mặt nền bê tông; làm lớp sơn tiền đề cho độ bám của lớp sơn phủ bề mặt. Với sàn tầng hầm cần đảm bảo toàn bộ khu vực sàn cần sơn được phủ đều.
Ngoài ra chú ý đến các hiện tượng sau khi sơn lót.
Thi công sơn sàn epoxy lớp phủ đầu tiên.
– Đây là lớp sơn sàn tầng hầm tạo màu đầu tiên; thực hiện phủ sơn bằng rulo lăn; súng phun và thực hiện theo kĩ thuật về tỉ lệ pha sơn; định mức sơn; cách sơn của nhà sản xuất.
Thi công sơn sàn epoxy lớp phủ hoàn thiện
– Sau khi lớp phủ đầu tiên đã khô theo thời gian quy định. Tiến hành rà soát lại toàn bộ bề mặt đã sơn để kiểm tra những nơi còn sót; lăn chưa đều màu hoặc có sự cố
(về sự cố phải xử lý xong mới được sơn tiếp).
– Xả nhám sơ qua để tạo độ bám cho lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện; sau đó vệ sinh và làm sạch lại khu vực này.
– Thực hiện thi công sơn epoxy hoàn thiện cho sàn tầng hầm tương tự như bước 4; đảm bảo toàn bộ khu vực sơn màu sắc được đều màu. Sau 12 – 24 giờ có thể di chuyển nhẹ
và bình thường.
EPO đơn vị sản xuất, phân phối và thi công sơn và chất phủ sàn Epoxy công nghiệp uy tín tại TP. HCM.
EPO chuyên nhận thi công sàn epoxy công nghiệp, sàn epoxy nhà xưởng, sàn epoxy hiệu ứng decor cho các hạng mục nhà hàng khách sạn, trung tâm thương mại lẫn văn phòng,
nhà ở..vv..
Ngoài ra EPO còn là một trong những đơn vị uy tín tại TP. HCM chuyên thi công các hạng mục sân thể thao, sân tennis...